Quy trình sản xuất nước mắm phan thiết

Quy Trình sản xuất nước mắm 

Tiếp nhận Nguyên liệu  —> Muối cá (2 lần) —> Chăm sóc chượp —> Kéo rút Nước mắm—> Lắng lọc —> Đóng chai, dán nhãn —> Vào thùng.

Thuyết minh quy trình
1. Nguyên liệu sản xuất nước mắm: là cá biển và muối NaCl.
2. Dụng cụ sản xuất nước mắm: là thùng gỗ (bằng lăng,…) và mái vú (bằng sành), cá được náo đảo liên tục đến khi chượp (tức là muối) chín tiến hành kéo rút liên hoàn.
3. Thời gian chượp chín: từ 8 tháng trở lên.
4. Các bước tiến hành tóm tắc theo quy trình trên.

 

Công nghệ sản xuất nước mắm :

Giá trị dinh dưỡng của Nước mắm 
Các chất đạm
Chiếm chủ yếu và quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm. Gồm 3 loại đạm
– Đạm tổng số: là tổng lượng nitơ có trong Nước mắm (g/l), quyết định phân hạng của nước mắm.
– Đạm amin: là tổng lượng đạm nằm dưới dạng acid amin (g/l), quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm
– Đạm amon: càng nhiều Nước mắm càng kém chất lượng
Ngoài ra trong Nước mắm còn chứa đầy đủ các acid amin, đặc biệt là các acid amin không thay thế: valin, leucin, methionin, isoleucin, phenylalanin, alanin.v.v .. Các thành phần khác có kích thước lớn như tripeptid, peptol, dipeptid. Chính những thành phần trung gian này làm cho Nước mắm dễ bị hư hỏng do hoạt động của vi sinh vật.
Thành phần dinh dưỡng của Nước mắm phụ thuộc vào nguyên liệu đem đi chế biến.
Các chất bay hơi
Rất phức tạp và quyết định hương vị của nước mắm.
Hàm lượng các chất bay hơi trong Nước mắm mg/100g nước mắm
– Các chất cacbonyl bay hơi: 407-512 (formaldehyde)
– Các acid bay hơi: 404-533 (propionic)
– Các amin bay hơi: 9,5-11,3 (izopropylamin)
– Các chất trung tính bay hơi: 5,1-13,2 (acetaldehyde)
Mùi trong Nước mắm được hình thành chủ yếu do hoạt động của vi sinh vật yếm khí trong quá trình sản xuất Nước mắm tạo ra.
Các chất khác
– Các chất vô cơ: NaCl chiếm 250-280g/l và một số các chất khoáng như: S, Ca, Mg, P, I, Br.
– Vitamin: B1, B12, B2, PP.
Quá trình thủy phân của cá
Bản chất của quá trình sản xuất nước mắm
Bản chất của quá trình này chính là quá trình thủy phân protein đến acid amin.
Sản phẩm chủ yếu của quá trình phân giải protein là acid amin và các peptid cấp thấp.
Theo nghiên cứu của Beddow, ba bước tạo thành và chuyển hóa hợp chất ES tương ứng với 3 chặng đường biến đổi hợp chất nitrogen trong quá trình thủy phân cá.
– Pha 1 (0 – 25 ngày): Có sự gia tăng thể tích của phần chất lỏng nổi ở trên bề mặt sản phẩm và protein hòa tan.
– Pha 2 (80 – 120 ngày): Mô tế bào bị phá vỡ, protein của tế bào trở nên tiếp xúc với enzym, sản phẩm của quá trình tự phân protein được phóng thích. Hầu như tất cả mô tế bào đều bị phân hủy và biến mất sau 120 – 140 ngày. – Pha 3 (140 – 200 ngày): Enzym phóng thích và tấn công vào các phần protein hòa tan. Đây là nguyên nhân làm thay đổi hợp chất Nitơ.
Ngoài ra đường, chất béo cũng bị phân giải thành rượu và các acid hữu cơ.

Các hệ enzym trong sản xuất nước mắm
Gồm 3 hệ enzym lớn
a. Hệ enzym Metalo-protease (Aminodipeptidase)
Hệ enzym này tồn tại trong nội tạng của cá và chịu được nồng độ muối cao nên ngay từ đầu nó đã hoạt động mạnh, giảm dần từ tháng thứ 3 trở về sau. Loại enzym này có hoạt tính khá mạnh, có khả năng thủy phân rộng rãi đối với các loại peptid. Đây là nhóm thủy phân enzym trung tính, pH tối thích từ 5-7, pI = 4-5, nó ổn định với ion Mg2+, Ca2+và mất hoạt tính với Zn2+, Ni2+, Pb2+, Hg2+..
b. Hệ enzym serin-protease
Điển hình là enzym tripsin, tồn tại nhiều trong nội tạng của cá. Ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất Nước mắm hoạt động của nó yếu đến tháng thứ 2 và phát triển dần đạt giá trị cực đại ở tháng tứ 3 rồi giảm dần đến khi chượp chín (protein phân giải gần như hoàn toàn không còn ở dạng peptol). Hệ enzym này luôn bị ức chế bởi chuỗi acid amin trong cấu trúc của enzym. Để tháo gỡ chuỗi này phải nhờ đến hoạt động của men cathepsin B nhưng men cathepsin B dễ bị ức chế bởi nồng độ muối cao. Vì vậy để men cathepsin B hoạt động được người ta thực hiện phương pháp cho muối nhiều lần. Enzym serin-protease hoạt động mạnh ở pH từ 5-10, mạnh nhất ở pH=9.
c. Hệ enzym acid-protease
Có trong thịt và nội tạng cá, điển hình là enzym cathepsin D. Hệ enzym này dễ bị ức chế bởi nồng độ muối khoảng 15% nên thường nó chỉ tồn tại một thời gian ngắn ở đầu thời kỳ của quá trình thủy phân. Loại men này đóng vai trò thứ yếu trong quá trình sản xuất nước mắm.

Vi sinh vật trong sản xuất nước mắm
– Nguồn gốc: có từ nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị, môi trường (không khí, nước). Khi vi sinh vật xâm nhập vào chượp có các ảnh hưởng sau:
– Tham gia vào quá trình thủy phân protein nhưng rất yếu vì bị ức chế bởi nồng độ muối cao.
– Tham gia tích cực vào việc hình thành hương vị của nước mắm, chủ yếu là các vi sinh vật kỵ khí có khả năng sinh hương.

Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình  Nước mắm có chất lượng khác nhau.
– Cá tươi chế biến chất lượng tốt hơn cá ươn.
– Loại cá có kết cấu cơ thịt lỏng lẽo, mềm mại, ít vảy dễ chế biến hơn loại cá cứng, chắc, nhiều vảy.
– Nếu cá có nhiều mỡ thì Nước mắm có mùi ôi khét khó chịu, mùi chua (do sự thủy phân chất béo thành acid béo và glycerid) hoặc khét do oxy hóa chất béo.
– Cá sống ở tầng nước mặt và giữa như cá thu, cá cơm, cá nục, cá mòi… cho chất lượng Nước mắm tốt nhất vì nó ăn được thức ăn ngon nên dinh dưỡng và thành phần đạm cao.
– Cá sống ở tầng nước dưới và tầng đáy như cá phèn, cá mối cho Nước mắm có chất lượng kém vì thiếu thức ăn (ăn rong, rêu, bùn hoặc thực vật dưới đáy) làm cho thịt cá thiếu dinh dưỡng và bụng cá có bùn đất ảnh hưởng đến màu sắc nước chượp

  • Chỉ tiêu đánh giá chượp chín

Cảm quan
– Màu sắc: màu nâu tươi, nâu xám hoặc xám. Riêng nước cốt có màu vàng rơm đến cánh gián.
– Mùi thơm đặc trưng, không có mùi chua, mùi lạ.
– Trạng thái
+ Đối với chượp gài nén: cá còn nguyên con, nếu sẽ ra thịt cá tách khỏi xương, nếu khuấy thịt sẽ nát vụn.
+ Đối với chượp đánh khuấy: cá nát nhuyển, cái chượp sáng, khi đánh khuấy không có hiện tượng sủi bọt.
* Hóa học: có 2 yếu tố
Tỉ lệ nitơ amin trên đạm toàn phần của nước cốt.
+ Đối với chượp cá nổi tỉ lệ này > 45%.
+ Đối với chượp cá đáy tỉ lệ này > 40%.

  • Bảo quản nước mắm

Nhờ muối và hàm lượng đạm cao, tạo áp suất thẩm thấu lớn ức chế hoạt động của vi sinh vật. Hàm lượng đạm cao thời gian bảo quản rất dài từ hàng năm đến hàng chục năm nhưng hương vị kém đi.
Dụng cụ chứa phải vệ sinh sạch sẽ

Để mua các phụ gia nguyên liệu sản xuất nước mắm an toàn, uy tín chất lượng hãy đến VMC GROUP để được tư vấn sử dụng 

Các sản phẩm khác quý khách tham khảo tại đây

 ☎️ ️Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của Việt Mỹ dưới đây, trân trọng cảm ơn!
💯 Chúng tôi luôn cam kết 100% về chất lượng, hàng chuẩn

VMCGROUP HÀ NỘI
SỐ 61 NGÕ 381 NGUYỄN KHANG-CẦU GIẤY 
(Thẳng cầu Yên Hòa đi vào 200m). 
Hotline 0947 464 464_ 093 456 8852
Tel 0243.7474 666 | 0243.7472 333 
VMCGROUP THANH HÓA
343 Lê Lai – Tp. Thanh Hóa
Tel 093.224.5500 | 0934.533.885
0237.6767.666 | 0237.666.5656
Số 8 Ngõ 111 Phan Trọng Tuệ – Tel 02436 877 888 
VMCGROUP HẢI PHÒNG
406 Hùng Vương – Tel 093456 8012
VMCGROUP ĐÀ NẴNG
364 Điện Biên Phủ – Tel 0911 670 670
VMCGROUP QUẢNG NGÃI 
51 Chu Văn An – Tel 0989 463 066
VMCGROUP NHA TRANG
364 Điện Biên Phủ – Tel 0905 188 667
VMCGROUP HCM
9 Đường số 5 KDC Him Lam– Tel 0918 113 698
VMCGROUP CẦN THƠ
40M Đường 3A KDC Hưng Phú 1– Tel 0969 239 117

 

Về tập đoàn hoá chất VMC GROUP

Chúng tôi chuyên phân phối các loại hoá chất công nghiệp, dung môi công nghiệp,hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cồn khô, cồn thạch,hoá chất tẩy rửa - vệ sinh, hoá chất thuỷ sản....

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối website